Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các di tích lịch sử-văn hóa
NDO - Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung và thành phố Tam Điệp nói riêng cơ bản được thực hiện khá toàn diện, bảo đảm các quy định của pháp luật, thu hút được nhiều du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, tại một số khu di tích công tác quản lý vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn kinh phí thu được từ tiền công đức, dầu nhang… chưa được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thiếu minh bạch… gây bức xúc trong dư luận.
NDO - Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung và thành phố Tam Điệp nói riêng cơ bản được thực hiện khá toàn diện, bảo đảm các quy định của pháp luật, thu hút được nhiều du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, tại một số khu di tích công tác quản lý vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn kinh phí thu được từ tiền công đức, dầu nhang… chưa được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thiếu minh bạch… gây bức xúc trong dư luận.
Đền Quán Cháo, thành phố Tam Điệp có từ khoảng cuối thế kỷ 18. Năm 2009, đền này được xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. (Ảnh: XUÂN CƯƠNG)
Đền Quán Cháo, thành phố Tam Điệp có từ khoảng cuối thế kỷ 18. Năm 2009, đền này được xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. (Ảnh: XUÂN CƯƠNG)

Cụ thể, tại đền Quán Cháo và đền Dâu trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, công tác quản lý tại 2 di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh này còn nhiều khó khăn, phức tạp, tồn tại trong thời gian dài, cần sớm được các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm theo các quy định hiện hành.

“Thần thánh chẳng của riêng ai”

Đền Dâu nằm trên địa bàn hành chính phường Nam Sơn và đền Quán Cháo nằm trên địa bàn hành chính phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp, nhưng lại được hơn 100 “ông từ” đến từ tổ dân phố Lý Nhân, phường Yên Bình, cách đó chừng 5-6km quản cai và trông giữ từ nhiều năm nay.

Nguồn thu từ năm 2023 trở về trước hầu như chưa được thống kê đầy đủ, không báo cáo Ủy ban nhân dân phường, sử dụng chủ yếu để chia cho hơn 100 thành viên tổ trực đền của tổ dân phố Lý Nhân, phường Yên Bình… Vấn đề này đã được thành phố nhiều lần chấn chỉnh, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ các thành viên tổ trực đền còn xem nhẹ vai trò quản lý của nhà nước tại 2 khu di tích lịch sử-văn hóa này.

Ngược lại nhiều “ông từ” cho rằng 2 di tích này là sở hữu riêng của tổ dân phố Lý Nhân, phường Yên Bình, nên tự cho mình cái “quyền” quyết định.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Tam Điệp Vũ Đình Chiến cho biết, đền Dâu có từ trước năm 1592, đền Quán Cháo có từ khoảng cuối thế kỷ 18. Đây là nơi gắn liền với chiến công hiển hách của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh.

Trước kia, 2 ngôi đền này do nhân dân xã Lý Nhân, thuộc tổng Đàm Khánh, huyện Yên Mô (gồm địa phận các phường Yên Bình, Tân Bình, Bắc Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn và Nam Sơn hiện nay) và các địa phương cùng nhau cúng tiến, xây dựng nên.

Năm 2009, 2 ngôi đền này được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. Tuy nhiên, nhiều người dân ở tổ dân phố Lý Nhân, thuộc phường Yên Bình, cho rằng, hai ngôi đền này thuộc sở hữu và quản lý của xã Lý Nhân xưa và giờ là tổ dân phố mang tên Lý Nhân hiện nay.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các di tích lịch sử-văn hóa ảnh 1

Đền Dâu có từ trước năm 1592, thuộc tổng Đàm Khánh, huyện Yên Mô (gồm địa phận các phường Yên Bình, Tân Bình, Bắc Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn và Nam Sơn hiện nay) và các địa phương cùng nhau cúng tiến, xây dựng nên. (Ảnh: VĂN LÚA)

Liên quan đến vấn đề này, mới đây Ủy ban nhân dân thành phố Tam Điệp đã trình văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xem xét sửa đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên quan đến 2 di tích này theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Văn bản nêu rõ: “… Việc quản lý 2 di tích do thôn Lý Nhân (nay là tổ dân phố Lý Nhân) trong thời gian qua có nhiều vi phạm gây bức xúc cho cử tri và nhân dân thành phố, nhất là việc lợi dụng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp để các đối tượng kích động, lôi kéo người dân đấu tranh làm mất an ninh trật tự trên địa bàn và không thực hiện việc quản lý di tích lịch sử-văn hóa theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình…”

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Tam Điệp Mai Lương Tá cho biết, từ tháng 10/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Tam Điệp đã ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý.

Công tác quản lý di tích lịch sử-văn hóa đền Dâu, đền Quán Cháo theo mô hình mới này đã được thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn của địa phương, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở; được cử tri và nhân dân thành phố đánh giá cao, nhất là nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phường Yên Bình, Nam Sơn và Tây Sơn.

Đến nay, các hoạt động quản lý di tích đền Dâu, đền Quán Cháo đã bước đầu thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của cán bộ và nhân dân thành phố.

Nguồn báo nhân dân 

  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập